TIN VUI DÀNH CHO CÁC CÁN BỘ THUỘC NGÀNH TÂM LÝ HỌC - CHỨC DANH "NHÀ TÂM LÝ HỌC" ĐƯỢC CHÍNH THỨC XUẤT HIỆN TRONG DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM

Theo quyết định số 34/2020/QĐ -TTg ngày 26/11/2020: 

            • Mã số: 2634 - 26340 (cấp 4, 5) 

            • Chức danh: Nhà Tâm Lý Học 

            • Quyết định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/01/2021.

                                                                

Tại Việt Nam, ngành Tâm lý học trước đây đã từng là một ngành học khá xa lạ đối với các bạn học sinh sinh viên. Tuy nhiên, xã hội càng hiện đại tiên tiến, tinh thần con người cũng càng được quan tâm và ngành Tâm lý học lại càng nhận được sự ủng hộ của các bạn sinh viên. Việc chính phủ chính thức thành lập chức danh "Nhà tâm lý học" trong danh mục nghề nghiệp được xem là bước tiến lớn cho ngành Tâm lý Học tại Việt Nam. 

Các nhà tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng tinh thần và hành vi của con người, áp dụng kiến ​​thức này để khuyến khích cho việc điều chỉnh và phát triển cho các cá nhân, xã hội, giáo dục hoặc nghề nghiệp. 

                                                             

                                                                                                                            Ảnh: Trích quyết định số 34/2020/QĐ -TTg ngày 26/11/2020

Các nhiệm vụ chủ yếu của nhà tâm lý học bao gồm: 

- Lập kế hoạch và thực hiện các bài kiểm tra để đo lường các đặc điểm của tinh thần, thể chất và các điểm khác nhau như trí thông minh, khả năng, năng khiếu, tiềm năng, v.v. diễn giải, đánh giá kết quả và đưa ra lời khuyên; 

- Phân tích ảnh hưởng của di truyền, các yếu tố xã hội, nghề nghiệp và các yếu tố khác đối với việc suy nghĩ và hành vi cá nhân;

- Thực hiện tư vấn qua phỏng vấn hoặc trị liệu với các cá nhân, các nhóm và cung cấp các dịch vụ tiếp theo;

- Duy trì các liên hệ cần thiết như những người có thành viên gia đình, cơ quan giáo dục hoặc người sử dụng lao động và đề xuất các giải pháp khả thi và xử lý các vấn đề;

- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh về tâm thần, rối loạn cảm xúc hoặc nhân cách và trao đổi với các chuyên gia liên quan;

- Chuẩn bị các bài báo và báo cáo học thuật; 

- Xây dựng các bài kiểm tra thành tích, chẩn đoán và dự đoán để giáo viên sử dụng trong phương pháp lập kế hoạch và nội dung giảng dạy.

                                                                  

                                                                                                             Ảnh: Trích  quyết định số 34/2020/QĐ -TTg ngày 26/11/2020

Góp phần khẳng định tầm quan trọng của Tâm lý đối với con người, là bước ngoặt cho sự phát triển các ngành nghề Tâm lý học tại Việt Nam. Tâm lý học chạm đến mọi khía cạnh của cuộc sống con người, không chỉ vẻ ngoài mà cả về đời sống tinh thần của họ, đồng thời ngành nghề này còn mang đến những triển vọng nghề nghiệp vô cùng rộng mở.

Nếu bạn có niềm yêu thích và mong muốn được tìm hiểu thêm về ngành học, hãy cùng Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục trở thành một trong các chuyên viên tham vấn tâm lý tiềm năng thông qua khóa học "Trở thành Chuyên viên tham vấn tâm lý" nhé! 

Diễm Hồng

 

 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069