STRESS Ở THANH THIẾU NIÊN - NHÀ TRƯỜNG CÓ THỂ GIÚP GÌ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 225% số người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, căng thẳng, trên toàn cầu cứ 4 người có 1 người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam, khoảng 14,9% dân số từng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Stress chỉ đứng sau bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật.

Thực trạng thanh thiếu niên gặp các vấn đề gây căng thẳng tâm lý là rất phổ biến, hầu hết bất cứ ai cũng có một giai đoạn stress, tuy nhiên nếu không có hướng giải quyết từ sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, tinh thần và cả tương lai.

Thực trạng sức khỏe tinh thần đang ở mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển của xã hội hiện nay. Trên thế giới, với 1,2 tỷ vị thành niên thì ước tính có đến 10 - 20% trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Ở Việt Nam, số trẻ ở độ tuổi vị thành niên mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần ở mức 30%, đặc biệt là ở trong giai đoạn tuổi dậy thì, nhiều gấp 1,5 đến 2 lần so với thế giới. Tỷ lệ tổn thương sức khỏe tinh thần cao, khoảng 8% đến 29%.

 Theo báo cáo của UNICEF, có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên tại Việt Nam gặp phải các vấn đề về tâm lý, tinh thần nhưng sự can thiệp của y tế cũng như các hỗ trợ cần thiết chỉ tiếp cận được khoảng 20% trong tổng số.

Khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM vào năm 2023 công bố một nghiên cứu về sức khỏe tinh thần. Kết quả khảo sát với 465 sinh viên cho thấy, 77,4% có biểu hiện đau khổ tâm lý và 89,67% từng thực hiện ít nhất một hành vi tự làm hại bản thân như kéo/giật/bứt tóc, tự đánh/đập đầu mình hay tự cắn. Phần lớn hành vi tự hại đều nhằm mục đích giảm cảm giác trống rỗng hoặc tê liệt.

Stress xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chung quy lại là xuất phát từ áp lực học hành, vấn đề tài chính, không thích nghi được với môi trường học tập và từ các mối quan hệ xã hội khác. 

Sức khỏe tinh thần cộng đồng đang là một vấn đề báo động, trong đó thanh thiếu niên là một trong các nhóm dễ bị tổn thương sức khỏe tinh thần nhất. Thiếu hiểu biết về sức khỏe tinh thần, thiếu các kỹ năng xoa dịu căng thẳng, thiếu nguồn lực hỗ trợ là những nguyên do khiến vấn đề sức khỏe tinh thần ở thanh thiếu niên ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc triển khai các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho thanh thiếu niên cần được đặc biệt quan tâm tại các trường đại học. 

Các văn phòng tham vấn tâm lý, tư vấn sức khỏe tinh thần nên được triển khai và đi vào hoạt động thực tế, những chuyên đề về kỹ năng quản mềm, kỹ năng sống như quản trị stress, quản lý bản thân, tìm hiểu về EQ cần được đầu tư cho học sinh, sinh viên từ sớm trong các buổi sinh hoạt đầu năm. Việc tầm soát sức khỏe tinh thần định kỳ cũng là phương pháp hiệu quả nhằm kịp thời can thiệp những tình trạng báo động. Các buổi tọa đàm chuyên sâu cùng các chuyên gia cũng là cơ hội để học sinh, sinh viên được giải đáp các vấn đề một cách nhanh chóng.

Stress và trầm cảm thường bị nhầm là một, tuy nhiên mối quan hệ giữa chúng lại là mối quan hệ hai chiều. Stress có thể dẫn đến trầm cảm và ngược lại, chúng thậm chí có thể làm cho nhau trở nên tồi tệ hơn.

Tóm lại, sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Về lâu về dài tình trạng stress liên tục sẽ gây nên những tác động tiêu cực không lường trước được. Vì vậy việc chú trọng nâng cao kỹ năng quản trị stress, triển khai các công tác tham vấn tâm lý cần được các đơn vị trường học đầu tư, cải thiện sớm.

Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục tự hào là đơn vị tiên phong trong hoạt động tham vấn tâm lý và bồi dưỡng các kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên các cấp; cung cấp dịch vụ như tham vấn về tâm lý, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho thế hệ học sinh, sinh viên, người đi làm. Với sự tin tưởng đồng hành của các đối tác lâu năm cùngcác đơn vị trường trong và ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là minh chứng cho điều đó. Với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cho thời kỳ kinh tế mới, Viện mong rằng sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ đã đề ra. 

 
Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069