Quá trình “Định vị bản thân” là quá trình mà bản thân mỗi người phải xác định được vị trí của bản thân mình trong cuộc sống và xã hội. Họ phải tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có những gì? Công việc mình muốn làm trong tương lai sẽ là gì? Mình sẽ phải làm thế nào để đạt được những mụn tiêu mà mình đã đặt ra?....Nghe thì việc này rất dễ nhưng để trả lời chính xác những câu hỏi trên thì bắt buộc phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức tìm hiểu bản thân thì mới có thể trả lời được. Nếu như hiện tại bạn vẫn còn đang lúng túng về giá trị của chính mình và vẫn còn đang trên con đường tìm kiếm câu trả lời thì hãy để Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục mách bạn vài bước cơ bản để có thể nhanh chóng tìm ra được sức mạnh tìm ẩn trong con người mình nhé!
Bước 1: Tìm hiểu và áp dụng “Thuyết con nhím”
“Thuyết con nhím (Hedgehoge Concept)” được nhiều người biết đến từ năm 2001 và được phát triển hoàn thiện trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” bởi Jim Collins. Theo đó, Thuyết con nhím ra đời từ một câu chuyện giữa một con nhím và một con cáo. Chú nhím tuy là một loài thấp bé và chậm chạp, nhưng lại biết rõ nhất về thế mạnh của mình là gì, còn cáo tuy là một loài khôn ngoan, nhanh nhẹn, luôn tìm ra nhiều cách để hại nhím nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Trước khi cáo tấn công thì nhím đã kịp cuộn tròn mình lại thành một quả cầu gai, khiến cho cáo phải dừng lại và bỏ cuộc. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học. Đó là, hãy tập trung vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân, bởi điều đó sẽ giúp chúng ta có lợi thế cạnh tranh và giành nhiều khả năng chiến thắng hơn những đối thủ khác.
Nguồn ảnh: https://image.thanhnien.vn/2048/uploaded/dangkhoa/2019_07_16/thuyetconnhim_evsn.jpg
Hiểu đam mê bản thân: Điều gì làm bạn có thể thức dậy vào mỗi buổi sáng để làm việc và khiến bạn quên đi mọi thứ để tập trung 100% sức lực vào công việc? Hãy bắt đầu với những thói quen nhỏ như quan sát kỹ lưỡng mọi vấn đề, nhanh chóng thích nghi với những điều mới mẻ, rút ra bài học từ những sai lầm trong quá khứ và từ đó bạn có thể hoàn thiện kỹ năng sống của mình, nhận ra rõ hơn giá trị của bản thân.
Tìm ra những việc mình giỏi nhất: Ngoài việc tìm ra đam mê bản thân thì tìm ra việc mà mình làm giỏi nhất cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn không phải là người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó thì ít nhất đó phải là việc mà bạn có thể làm tốt nhất trong những việc mình có thể làm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải biết những lĩnh vực mà mình không làm tốt, hãy trung thực với việc này và nhớ rằng: ”Không một ai là hoàn hảo cả”, vì thế không giỏi ở một lĩnh vực nào đó cũng là một điều hết sức bình thường.
Động cơ kinh tế của bản thân: Nguồn thu bền vững và lâu dài cũng là một yếu tố mà hầu hết mọi người đều quan tâm để giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn. Vì vậy, đừng bỏ sót yếu tố quan trọng này nhé!
Ngoài việc tìm ra đam mê bản thân thì tìm ra việc mà mình làm giỏi nhất cũng không kém phần quan trọng. Nguồn ảnh: kaboompics_pixabay.com
Bước 2: Định vị năng lực bản thân
Hãy xác định xem năng lực và tư duy của bản thân đang ở đâu. Dựa vào thang cấp độ tư duy Bloom (Thang Bloom), năng lực tư duy gồm 6 mức:
Biết => Hiểu => Làm => Phân tích => Tổng hợp => Sáng tạo
Theo đó, các cấp độ tư duy bao gồm:
+ Tư duy theo kinh nghiệm
+ Tư duy theo logic: Kiến thức đã học + kiến thức căn bản + kiến thức quy luật
+ Tư duy sáng tạo: Tư duy theo logic + Sự khác biệt
+ Tư duy đột phá: Tư duy theo logic + Tư duy khác biệt + Sự đột phá
Bước 3: Ghi nhận sự phản hồi, tương tác
Tổng hợp lại những công việc mình đã làm và phân loại ra mình làm được những việc gì, chưa làm được những việc gì và cải thiện như thế nào thông qua việc tự nhìn nhận hoặc có thể xem xét các ý kiến, đóng góp của cấp trên và đồng nghiệp.
Bước 4: Đặt ra mục tiêu cần hoàn thành
Hãy nhớ rằng: "Nếu bạn không có mục tiêu, thì dù có làm gì cũng thế thôi”. Việc đặt mục tiêu có thể chia thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Vào mỗi năm, hãy đặt ra những mục tiêu dài hạn cho những công việc phải đạt được và đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để có thể dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
Bước 5: Hành động
Sau khi đã thực hiện hoàn tất 4 bước trên, thì bây giờ chính là lúc hành động. Có thể trong quá trình thực hiện mục tiêu đã đặt ra, sẽ xuất hiện những sự kiện có thể làm ảnh hưởng đến con đường các bạn đang đi, nhưng không sao, như đã nói ở trên, thích nghi với những điều mới mẻ cũng là một phần trong quá trình định vị bản thân mà ai cũng phải trải qua. Đừng ngần ngại rồi bỏ cuộc mà hãy tiếp tục thực hiện những gì đã đặt ra nhé.
Thích nghi với những điều mới mẻ cũng là một phần trên con đường định vị bản thân mà ai cũng phải trải qua. Nguồn ảnh: Free-Photos_pixabay.com
Trên đây là bài chia sẽ về: “Định vị bản thân” của Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục. Qua bài viết này, Viện mong rằng có thể giúp ích được cho các bạn trên con đường đi đến thành công của chính mình!
Thanh Hoàng