CYBERBULLYING – BẮT NẠT QUA KHÔNG GIAN MẠNG

Ngày nay, ngoài hình thức bắt nạt truyền thống, “cyberbullying” (bắt nạt trực tuyến) đã và đang là một hình thức bắt nạt được áp dụng thường xuyên và ngày càng tinh vi. Các loại bắt nạt nói chung và bắt nạt trực tuyến nói riêng luôn tiềm ẩn những hậu quả khôn lường nếu không có sự can thiệp sớm. Hãy cùng IAPE tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!

1. Tìm hiểu chung về “Cyberbullying” – “bắt nạt trực tuyến”.

“Cyberbullying” – “bắt nạt trực tuyến” hay còn được biết đến với tên gọi “bắt nạt qua mạng” được hiểu là một dạng quấy rối một cá nhân khác trực tuyến - thường là ẩn danh - thông qua tin nhắn, nhận xét hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào khác có liên quan đến Internet. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) định nghĩa bắt nạt trên mạng là “bắt nạt khi sử dụng những công nghệ kỹ thuật số” và có thể “diễn ra trên mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng trò chơi và điện thoại di động. Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích gây sợ hãi, tức giận hoặc làm xấu hổ những người bị nhắm tới”. 

Nguồn: Internet
“Bắt nạt trực tuyến” khác với các hình thức quấy rối khác ở chỗ nó xảy ra trong một không gian ảo, trực tuyến nơi mà “cyber bully” – người có hành vi bắt nạt qua mạng thường nặc danh, ẩn giấu danh tính hoặc cung cấp các địa chỉ cũ để không bị nhận ra và thường nguỵ biện cho những hành vi quấy rối, bắt nạt của mình là “đùa giỡn”, “vô hại” và “không cố ý hay cố tình”. Một số ý kiến cho rằng việc bắt nạt trực tuyến thường hội tụ ở 5 yếu tố chính: ý định (Intention), Sự lặp lại nhiều lần (Repetition), Sự mất cân đối về quyền lực (Power Imbalance) giữa các “cyber victim” (nạn nhân của các hành vi quấy rối, bắt nạt trực tuyến) và các “cyber bully” (người thực hiện hành vi bắt nạt, quấy rối trực tuyến), tính ẩn danh (Anonymity) và tính công khai (Publicity).

2. Phân loại 
Cyberbullying bắt đầu vào những năm 1990 khi máy tính cá nhân được kết nối Internet trở nên rộng rãi và phổ biến. Một trong những vụ án đầu tiên liên quan đến bắt nạt trực tuyến là cái chết thương tâm của em Megan Meier vì những lời lẽ tiêu cực trên mạng xã hội Facebook từ một tài khoản ảo được tạo ra bởi những người hàng xóm nhằm mục đích tra tấn và quấy rối tinh thần em. Không dừng lại ở đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội, bắt nạt trực tuyến đang trở nên ngày càng bành trướng và khó kiểm soát hơn.
Năm 2018, công ty nghiên cứu thị trường Ipsos đã thực hiện một khảo sát với hơn 20.000 người trả lời trên toàn thế giới, đã tiết lộ rằng Malaysia, Úc và Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ huynh cho biết con cái của họ bị bắt nạt trên mạng cao hàng đầu thế giới.

 

Bắt nạt trực tuyến thể hiện dưới một số hình thức như: gửi tin nhắn có nội dung xấu, tin nhắn quấy rối tới máy tính hoặc điện thoại của nạn nhân; phát tán tin đồn, đăng tải bình luận xúc phạm và làm nhục họ; chỉnh sửa hình ảnh, video riêng tư của họ rồi lan truyền qua mạng; lấy trộm thông tin cá nhân rồi vào tài khoản của nạn nhân để phá hoại hoặc đăng tải thông điệp gây hại với mục đích gây khó chịu, tổn thương tinh thần và xâm phạm đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của họ.

Nguồn: Internet

3. Làm thế nào khi bạn trở thành nạn nhân của bắt nạn trực tuyến.
Cá nhân là nạn nhân của “cyberbullying” thường phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực và nặng nề về mặt tinh thần. Phần lớn các nạn nhân đều thừa nhận họ bị trầm cảm nặng và nghiêm trọng hơn, không ít trường hợp đã tìm đến cái chết. 
Tháng 6 năm 2019, Tổ chức UNICEF đã tổ chức cuộc thăm dò ý kiến với sự tham gia của hơn 170.000 người đến từ 30 quốc gia khác nhau trên thế giới. Hơn 170.000 phóng viên U từ 13-24 tuổi đã tham gia cuộc bình chọn bao gồm những người trẻ tuổi đến từ Albania, Bangladesh, Belize, Bolivia, Brazil, Burkina Faso, Côte d'Ivoire, Ecuador, Pháp, Gambia, Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Jamaica, Kosovo, Liberia, Malawi, Malaysia, Mali, Moldova, Montenegro, Myanmar, Nigeria, Romania, Sierra Leone, Trinidad & Tobago, Ukraine, Việt Nam và Zimbabwe. Và kết quả cho thấy: hơn một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia trên cho biết và khẳng định đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng.

 

Trong đó, người tham gia đã được hỏi về các trải nghiệm của họ liên quan đến bạo lực và bắt nạt trực tuyến, nơi nó thường xuyên xảy ra nhất và theo họ, ai sẽ phải chịu trách nhiệm chấm dứt vấn nạn này. Khoảng 32% trong số những người được hỏi tin rằng các chính phủ, 31% cho rằng giới trẻ và 29% nghĩ rằng các công ty Internet nên có trách nhiệm chấm dứt nạn bắt nạt trên mạng. Lên tiếng ẩn danh thông qua công cụ tương tác thanh thiếu niên U-Report, gần 3/4 người tham gia cho rằng các mạng xã hội, điển hình như Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter, là những nơi phổ biến nhất thường xảy ra vấn nạn này.
Tại Việt Nam, các bạn trẻ cho rằng trách nhiệm của họ là chấm dứt nạn bất nạt trên mạng trong khi 30% tin rằng đó là nhiệm vụ của chính phủ. Tuy nhiên, 21% người được hỏi cho biết họ từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến và hầu hết (75%) không biết về đường dây trợ giúp hoặc dịch vụ mà họ có thể sử dụng nếu họ là nạn nhân của Cyber bullying.

Ảnh: “Cyberbullying” – “bắt nạt trực tuyến”
 

Bắt nạt trực tuyến không chỉ tồn tại riêng lẽ tại một địa điểm nhất định mà nó đang được xem là một vấn nạn toàn cầu. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng nhiều các đạo luật và các chính sách pháp luật được xây dựng và hoàn thiện để làm giảm thiểu và ngăn chặn vấn nạn này.
Tại Việt Nam, cùng với sự ra đời của Luật An ninh mạng năm 2018, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2019 đã chứng tỏ rằng Nhà nước đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề này và có những cách giải quyết đối với vấn nạn trên.

Các cá nhân, tổ chức có các hành vi quy định tại Luật này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 

Vì thế, khi phát hiện bản thân đang bị bắt nạt trực tuyến, hãy tìm cách lưu giữ các bằng chứng, liên hệ với cơ quan chức năng càng sớm càng tốt và sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi các “cyber bullies” các bạn nhé! 
 

Thanh trúc

 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069