Ảnh: Compulsive Hoarding - Rối loạn tích trữ
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến những chứng rối loạn của cơ thể con người như: trầm cảm hay ám ảnh một thứ gì đó. Vậy bạn đã nghe nói đến chứng rối loạn tích trữ hay chưa?
Rối loạn tích trữ cũng là một chứng ám ảnh, một căn bệnh rối loạn có liên quan tới việc bạn khó khăn trong việc vứt bỏ những đồ vật, vật dụng mà bạn đang có. Đặc điểm là sự thu gom quá mức và không có khả năng hoặc không sẵn sàng vứt đi một lượng lớn các đồ vật mà bạn đang có hay đang sở hữu. Lý do của nó thường bắt nguồn từ việc bạn cảm thấy một lúc nào đó sẽ cần đến món đồ đó, hoặc vật đó gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ. Và bạn nghĩ rằng nếu vứt nó đi sẽ mang đến điều không may cho người khác.
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tích trữ:
Bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu và bức bối trong việc vứt bỏ đi những món đồ mà bạn đang có, bất kể là nó có giá trị hay không. Những món đồ được tích trữ cũng rất đa dạng từ giấy báo, hoá đơn, hay đến quần áo không còn sử dụng được nữa,... Khi ai đó vứt bỏ đồ mà không hỏi ý kiến thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng tức giận, khó chịu và đau khổ.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng nhiều người mắc chứng rối loạn tích trữ thường có tính hay do dự, khó quyết định. Họ luôn cảm thấy bất cứ món đồ nào đều là cần thiết, cần phải giữ lại dù là nó đã quá cũ và có thể đã không xài được nữa. Ngôi nhà của họ trở nên lộn xộn, những vật dụng trong nhà chất thành đống cản trở lối đi và làm hạn chế không gian nhà họ, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khoẻ của chính họ.
Ảnh: spiderum.vn
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này là:
Nhiều người cho rằng chứng rối loạn này có một phần là do yếu tố về di truyền. Hay là một tổn thương tâm lý, một biến cố trong cuộc sống của họ đã hình thành nên chứng rối loạn tích trữ này.
Có người có thể nhận thấy rõ chứng rối loạn tích trữ của mình như họ lại không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ hay lời khuyên từ những người xung quanh. Cũng có người cảm thấy nó không phải là vấn đề gì cả đối với họ.
Tác hại của nó là:
Nếu tích trữ một lượng lớn đồ trong nhà sẽ tạo ra những nguy hiểm nhất định về sức khoẻ và không mấy an toàn cho cuộc sống của bạn.
Một khối lượng lớn các vật dụng để trong một trong gian nhỏ hẹp sẽ gây ra nhiều khó khăn với cuộc sống cũng như với sức khỏe của người mắc chứng tích trữ. Bạn sẽ cảm thấy không khí không còn trong lành thay vào đó sẽ có nhiều vi khuẩn và bụi bẩn hơn. Ngoài ra việc di chuyển trong không gian nhà ở của bạn cũng sẽ bị hạn chế do đồ dùng được tích trữ quá mức. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ té ngã cũng như dễ làm các vật dụng rơi chúng người bạn và các thành viên khác trong gia đình.
Ảnh: Viez.vn
Chứng tích trữ này cũng gây nên những điều không vui cho những thành viên trong gia đình của bạn. Họ cũng cảm thấy khó chịu và bất mãn với những đồ vật mà bạn tích trữ. Từ đó sẽ gây nên những xung đột không đáng có, làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Vì tích trữ quá mức mà không gian nhà bạn trở nên nhỏ đi, bạn không dám dẫn bạn, hay đồng nghiệp về nhà vì sợ họ nhìn thấy nhà bạn lộn xộn và bừa bộn. Dẫn đến việc bạn cảm thấy bị cô lập và khó khăn trong các mối quan hệ xã hội
Cách khắc phục và chữa trị:
Bạn cần nhận thức được hành vi tích trữ của bản thân là một chứng rối loạn và chấp nhận để tìm cách khắc phục chứng rối loạn này. Có thể xin lời khuyên từ các chuyên gia để hiểu được vì sao bản thân lại cảm khó chịu và bức bối trong việc vứt bỏ những thứ không cần thiết. Nên Kiểm soát và hạn chế việc tích trữ lại các vật dụng, kết hợp với việc dọn dẹp và thu dọn dần những thứ không cần thiết trong nhà để cải thiện dần tính tích trữ của bạn.
Ảnh: wikiHow
Một trong những lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn là đến gặp nhà tham vấn tâm lý. Thông qua đó, bạn sẽ được hỗ trợ thay đổi cách nhìn nhận về việc tích trữ. Nếu nhận thức được hành vi tích trữ của bản thân và biết cách để khắc phục nó. Bạn sẽ thấy cuộc sống của mình sẽ dần trở nên tốt hơn.
Nhìn chung chứng rối loạn tích trữ mang đến cho bạn rất nhiều tác hại từ cuộc sống cá nhân cho đến gia đình và các mối quan hệ xã hội. Vì vậy bạn không nên xem nhẹ chứng bệnh này. Nếu bạn nghi ngờ hay cảm thấy mình có dấu hiệu của chứng bệnh này thì hãy xin lời khuyên và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Nguồn tham khảo: Hiểu hết về tâm lý học
Đỗ Thị Hiền