“There are only two ways to live your life.
One is as though nothing is a miracle. The other is as though everything is a miracle”
(Chỉ có duy nhất 2 cách để bạn sống cuộc đời của mình.
Một là sống như thể không gì là phép màu cả.
Điều còn lại là sống như thể phép màu là tất cả mọi thứ)
-Albert Einstein-
Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy, khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được sự hỗ trợ y tế và các công tác điều trị cần thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, 22% còn lại là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% là do tâm thần phân liệt, động kinh.
Hiện nay, tỉ lệ sinh viên mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng gia tăng ở một tình trạng đáng báo động. Nhằm trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức và các kỹ năng cần thiết để phòng chống và ứng phó với trầm cảm, ngày 17 tháng 09 năm 2020, Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Quản trị Kinh doanh (EBM) phối hợp cùng trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức chuyên đề “Kỹ năng ứng phó trầm cảm” cho các bạn sinh viên.
Chương trình diễn ra cùng với sự góp mặt của đông đảo các bạn sinh viên đến từ các ngành học khác nhau của trường Đại học Tôn Đức Thắng
Các đại biểu thay mặt Viện tham gia và dự thính gồm:
Các khách mời tham dự và tài trợ chương trình gồm có:
Về phía nhà trường, tham gia tổ chức và dự thính gồm có:
Các đại biểu tham dự chương trình: từ trái qua, thầy Nguyễn Duy Thào, bà Lê Nữ Anh Mai, Ông Nguyễn Thế Long, ông Đỗ Huy Niên, bà Nguyễn Thanh Huyền và ông Nguyễn Văn Cẩn
Trầm cảm là một bệnh lý phức tạp và cần phải được điều trị giống như bất kỳ bệnh lý thông thường nào khác. Bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Thậm chí, trầm cảm nặng còn có thể dẫn tới tự tử.
Vậy, nguyên nhân nào gây ra căn bệnh “trầm cảm” ở các bạn học sinh, sinh viên?
Theo ông Giào, một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở các bạn trẻ chính là “trầm cảm sau chia tay”. Chia tay chẳng bao giờ là điều dễ dàng. Một mối quan hệ tan vỡ có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến tình trạng trầm cảm rất nhanh. Theo các số liệu thống kê, trên thực tế có đến 43% sinh viên đại học cho biết bản thân thường bị trầm cảm nặng sau khi chia tay hoặc có mối quan hệ không như ý muốn.
Không chỉ vậy, sự căng thẳng đi kèm với những áp lực trong các lĩnh vực cuộc sống, công việc và học tập đã phần nào khiến nhiều bạn cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Không dám đối diện với thực tại, các bạn đã dần khép mình lại với thế giới xung quanh và chọn cách giam lỏng bản thân trong những suy nghĩ u uất và tuyệt vọng.
Một thực tế đáng buồn trong xã hội ngày nay là có quá nhiều người xem nhẹ tính nguy hiểm của căn bệnh “trầm cảm”. Trên thực tế có tới 80% người mắc trầm cảm không được phát hiện. Điều đó có nghĩa là trong 10 người mắc trầm cảm thì chỉ có 2 người là được phát hiện và điều trị. Ngoài những lý do về mặt nhận thức, tâm lý xấu hổ, sợ bị kỳ thị đối với bệnh trầm cảm thì một nguyên nhân quan trọng không kém khiến cho bệnh trầm cảm không được phát hiện sớm đó là những triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.
Những Biểu Hiện nào giúp bạn nhận ra bản thân mình Có Thể đang bị trầm cảm?
Trong giai đoạn đầu, trầm cảm thường khó bị phát hiện, do đó rất dễ bị bỏ sót bởi các triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhân thường có những biểu hiện toàn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng… Tuy vậy, nhiều bệnh nhân có các biểu hiện liên quan dưới đây đều không cho rằng bản thân bị trầm cảm và vì thế họ điều trị, thăm khám ở các cơ sở khám chữa bệnh khác thay vì đến gặp các bác sỹ chuyên khoa tâm thần.Thông qua những chia sẻ từ các kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình điều trị và tham vấn tâm lý cho các bệnh nhân thuộc các tầng lớp và lứa tuổi khác nhau, Ths Bs Phạm Văn Giào cho biết: Người mắc bệnh trầm cảm thường dễ nhận thấy thông qua các biểu hiện sau:
Về tâm - sinh lý:
Về hình thức:
Ông Phạm Văn Giào cùng trao đổi, giải đáp các thắc mắc từ các bạn sinh viên
Trong buổi chuyên đề, trong tiếng nhạc piano nhẹ nhàng vang vọng khắp khán phòng, các bạn sinh viên đã được trải nghiệm một buổi tham vấn tâm lý trị liệu tập thể đầy thú vị và ngập tràn cảm xúc. Cùng với chất giọng trầm ấm hòa quyện cùng tiếng nhạc du dương, Báo cáo viên Phạm Văn Giào đã đưa các bạn sinh viên đến với vùng đất tâm hồn để các bạn có cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn hơn về thế giới nội tâm của mình.
Kết thúc buổi chuyên đề, các bạn sinh viên đã nhận ra được tầm quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn về chứng bệnh trầm cảm. Qua đó, các bạn được trang bị thêm các kiến thức và góc nhìn đa chiều, cách thức phòng chống và điều trị bệnh trầm cảm.
Kết thúc chuyên đề, đại diện nhà trường, thầy Nguyễn Minh Hoàng trao tặng hoa và Thư Cảm ơn đến Báo cáo viên Phạm Văn Giào
Thanh Trúc - Thu Hà