CHUYÊN ĐỀ: “KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN” TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NHÂN ĐẠO

“ Chừng nào ta chưa biết tư duy lại tư duy,

chừng đó ta vẫn còn bị cầm tù trong chính suy nghĩ một chiều của mình.”

“ Tư duy phản biện sẽ chỉ cho bạn biết cách tư duy thông minh hơn

để tìm ra thiên tài ẩn giấu bên trong bạn.”

Những quyết định tồi tệ và việc đánh mất những cơ hội tuyệt vời khiến bạn sợ hãi? Bạn có bao giờ tự hỏi những phán xét của mình đến từ đâu hay nghi ngờ trực giác của mình chưa? Hiểu thấu được những băn khoăn cũng như là trở ngại mà sinh viên hiện nay nói riêng và tất cả mọi người nói chung, vào ngày 18 tháng 3 năm 2021 Thạc sĩ Phạm Tấn Thông đã thực hiện một chuyên đề "Kỹ năng tư duy phản biện" tại trường Trung cấp Nhân Đạo. Có thể nói chuyên đề này như một làn sóng giúp cho học sinh nhận thức một cách rõ ràng hơn về tư duy phản biện và biết cách rèn luyện chúng.

 

Toàn cảnh chuyên đề

Lý thuyết về Kỹ năng Tư duy Phản biện

Hiện nay vẫn chưa có một  định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.

Trong chuyên đề, giảng viên đã nêu rõ vai trò và ví dụ về Tư duy phản biện giúp cho học sinh có thể hiểu một cách thấu đáo cũng như hình ảnh ví dụ minh họa sáng tạo giúp nhớ lâu và sâu sắc hơn. Với cách diễn giải linh hoạt và sinh động, tất cả những sinh viên trong khán phòng chăm chú lắng nghe và vô cùng thích thú.

     Giảng viên cùng các bạn sinh viên chụp ảnh lưu niệm 

Theo giảng viên Phạm Tấn Thông, một số kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải nắm được bao gồm: kỹ năng giao tiếp ứng xử, phân tích, đặt câu hỏi, đánh giá, giải thích,… Với cách lập luận sắc bén cùng những ví dụ thực tế, chuyên đề trở nên vô cùng hấp dẫn và đem lại rất nhiều sự hưởng ứng và tương tác tích cực từ các bạn học viên.

Vậy, làm thế nào để Tư duy phản biện được tốt và hiệu quả cũng như Kiểm soát cảm xúc và đặt niềm tin vào từng tình huống ? Đó là những câu hỏi mà chính chúng ta đã thắc mắc khi phải đối diện với quá nhiều áp lực từ cuộc sống. Trong chuyên đề Thạc sĩ Phạm Tấn Thông đã đưa ra những phương pháp để điều chỉnh những yếu tố đó nhằm giúp cho chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao, sử dụng sơ đồ Perceptual Map (sơ đồ nhận thức) và Mind map (sơ đồ tư duy)

Bài tập thực hành

Đến với hoạt động vô cùng hấp dẫn và thú vị này, Ban tổ chức đã chuẩn bị 3 tờ giấy A4 cho mỗi bạn học sinh để các bạn phân tích các tình huống, thực hành vẽ sơ đồ tư duy Mindmap và phân tích sơ đồ Perceptual Map.

       

    Ban tổ chức cùng khách mời tại buổi diễn ra chuyên đề

Những tình huống thức thực tế được đặt ra giúp cho các học sinh có thể thỏa sức vận dụng tư duy hai chiều của mình để giải quyết cũng như phản biện.

Sơ đồ tư duy mindmap là một phương án tốt giúp tối ưu hóa khả năng ghi chép, khả năng thu thập và xử lý những thông tin mới một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn.  Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.

Lập bản đồ nhận thức (Perceptual Mapping) là đồ thị giải thích nhận thức của khách hàng liên quan đến đặc tính sản phẩm. Bản đồ nhận thức giúp các nhà tiếp thị hiểu được người tiêu dùng xếp hạng công ty của họ về các đặc trưng và so với các công ty cạnh tranh. Ngoài ra bản đồ nhận thức cũng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống ở hầu hết các lĩnh vực.

Qua chuyên đề Kỹ năng tư duy phản biện, học sinh đã tích góp được rất nhiều bài học hữu ích cũng như có cơ hội được rèn luyện kĩ năng mềm cần thiết. Chắc hẳn, sau khi chuyên đề này diễn ra, ít nhiều chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng được cải thiện đáng kể.

Thủy Ngân

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069