“Old minds are like old horses; you must exercise them if you wish to keep them in working order”
(Trí óc già nua cũng như những chú ngựa già nua; bạn phải để chúng luyện tập nếu bạn muốn chúng hoạt động được tốt)
-John Adams-
Trong công việc, “tư duy phản biện” là nền tảng quan trọng mà rất nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên của mình, bởi đây chính là yếu tố tiềm năng để sản sinh ra những nhà lãnh đạo tài giỏi. Không chỉ vậy, ý kiến phản biện có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức và thậm chí là sự tiến bộ của loài người.
Nắm bắt được nhu cầu học hỏi của các bạn sinh viên trong lĩnh vực rèn luyện và phát triển tư duy, ngày 18 tháng 09 năm 2020, Viện Nghiên cứu Giáo dục và Quản trị Kinh doanh (EBM) phối hợp cùng trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức chuyên đề “Kỹ năng tư duy phản biện” dành cho các bạn sinh viên.
Buổi chuyên đề thu hút sự góp mặt của đông đảo các bạn sinh viên
Ban tổ chức chương trình gồm có:
Cùng với sự tham gia và dự thính của:
Các đại biểu góp mặt và dự thính tại buổi chuyên đề
Chuyên đề diễn ra sôi nổi với các hoạt động tranh luận và phản biện của các bạn sinh viên với đa dạng các chủ đề: Truyền thông, Du lịch, Marketing,… Qua bài toán “Bán Bò”và các bài tập quan sát, Báo cáo viên Phạm Tấn Thông đã dẫn dắt các bạn tìm hiểu sâu thêm về các nội hàm của khái niệm “tư duy phản biện” cũng như mục đích và tầm quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng này.
Vậy, “tư duy phản biện” (Critical Thinking) là gì?
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “tư duy phản biện”:
Theo The Watson and Glaser Test, bài kiểm tra năng lực hành nghề luật sư với mục đích đánh giá khả năng phân tích và suy luận, “tư duy phản biện” chính là sự hợp lại của 3 yếu tố “Thái độ”. Kiến thức” và “Khả năng”. Trong đó, “Thái độ” xem xét liên quan đến khả năng nhận ra sự tồn tại của vấn đề và chấp nhận việc cần bằng chứng chung hỗ trợ cho thứ được coi là sự thật. “Kiến thức” chính là các hiểu biết về bản chất của những suy luận hợp lý, những quan điểm trừu tượng và sự khái quát hóa khi mà độ nặng hay độ chính xác của các bằng chứng khác nhau đã được xác định về mặt logic và “Khả năng” là các kỹ năng trong việc sử dụng và áp dụng những “Thái độ” và “Kiến thức” trên.
Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), “Tư duy phản biện” (Tư duy phân tích) là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.
Tuy chưa thực sự có một định nghĩa chung và thống nhất về “Critical Thinking” nhưng Báo cáo viên Thông tin rằng: đa phần các định nghĩa đang tồn tại đều thể hiện tầm quan trọng của “sự phân tích” và “khả năng lập luận”.
Tại sao bạn nên rèn luyện “Tư duy phản biện”?
Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố bản báo cáo “Tương lai nghề nghiệp”. Đối với kỹ năng tư duy phản biện, báo cáo nhấn mạnh tới nhu cầu về kỹ năng này sẽ tăng lên trong năm 2022. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, “tư duy phản biện” là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu giúp chúng ta nhìn nhận và phân tích các sự kiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, đối chiếu và so sánh các dữ liệu thông tin đã nhận, từ đó tìm kiếm và lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề cần giải quyết.
Người sở hữu khả năng tư duy phản biện tốt thường có khả năng đánh giá vấn đề một cách sắc bén và đa chiều. Nhờ thế, những ý kiến, luận điểm của họ trở nên rất thuyết phục. Bên cạnh đó, người có khả năng tư duy phản biện tốt cũng là mẫu người có lập trường vững vàng và kiên định, rất khó bị ảnh hưởng bởi người khác, càng không dễ dàng bị đánh lừa. Trong lĩnh vực học tập, “tư duy phản biện” chính là chiếc chìa khóa vàng của các bạn học sinh, sinh viên. Những vấn đề một khi đã được phân tích càng chi tiết và được đào sâu thì việc ghi nhớ chúng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đồng thời, khi làm việc nhóm, người sở hữu kỹ năng tư duy phản biện tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng và không bị ảnh hưởng bởi cảm tính.
“Nếu Chúng Ta Đang Muốn Mình Ở Đâu, Chúng Ta Phải Định Vị Được Thương Hiệu Của Mình”-Báo cáo viên Thông nhấn mạnh. Để giải quyết một vấn đề, các bạn có thể tham khảo “Quy trình tư duy RACE” như sau:
Các bạn sinh viên tranh luận cùng Báo cáo viên Thông về bài tóan tư duy
Theo Báo cáo viên Phạm Văn Thông, từ quy trình trên, để ứng dụng thành công tư duy phản biện vào trong lĩnh vực cuộc sống và học tập, các bạn sinh viên cần thực hành rèn luyện 6 bước sau:
1/ Phân tích tình huống:
2/ Xác định vấn đề / mục tiêu cần giải quyết:
3/ Tìm và đánh giá thông tin:
4/ Tiến hành lập luận:
5/ Xem xét các góc nhìn đối lập và mặc định:
6/ Tổng hợp kết quả; Kết luận và đề xuất giải pháp (nếu có):
Với vai trò Báo cáo viên, ông Phạm Tấn Thông đã mang đến cho các bạn sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng một buổi chuyên đề đầy thú vị và toàn diện. Sau buổi chuyên đề, các bạn sinh viên đã xác định được các bước quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng phản biện trong tư duy. Bạn Nguyễn Thị Phương Anh, sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh cho biết: “Sau 3 tiếng với chuyên đề, mình cảm thấy khá thú vị về những quan điểm mà diễn giả đưa ra. Đặc biệt là về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phản biện. Mình rất cảm ơn các thầy cô đã tạo ra chuyên đề này!”
Thay mặt Ban tổ chức, ông Phạm Văn Giào, Báo cáo viên Phạm Tấn Thông cùng các khách mời chụp hình lưu niệm cùng các bạn sinh viên
Thanh Trúc