CHUYÊN ĐỀ : "KỸ NĂNG QUẢN TRỊ STRESS" TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

   “Tôi đã từng nghĩ đến cái chết năm 12 tuổi . Đó là cách tốt nhất thoát khỏi mớ hỗn độn vẽ ra cho tương lai của một đứa trẻ “ . Những dòng nhật kí viết ra bởi một cô gái nhỏ có tuổi thơ mang nhiều ám ảnh về sự đổ vỡ gia đình và một tình yêu không trọn vẹn . Không biết rồi sẽ có bao nhiêu mảnh tâm tình như thế, của bao nhiêu con người , bao nhiêu thế hệ . Theo thống kê của NIOSH (Disease Control/National Institute on Occupational Safety & Health) , cứ mỗi 2 giây lại có 7 người chết vì căng thẳng vì công việc và áp lực cuộc sống. 

    Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều người đang gặp stress hàng ngày, hàng giờ. Stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến "trầm cảm". Tất cả mọi lứa tuổi và đặc biết là giới trẻ đang dần đối mặt với căn bệnh trầm cảm gần hơn bao giờ hết , nó phá vỡ và tiêu cực hóa cuộc sống của con người. Tiếp cận với một trong những vấn đề nan giải nhất của xã hội, nhằm trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức và các kỹ năng cần thiết để phòng chống và ứng phó với stress, ngày 30 tháng 11 năm 2020, VSEC phối hợp cùng trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức chuyên đề “Kỹ năng quản trị stress” cho các bạn sinh viên.

Chương trình diễn ra cùng với sự góp mặt của đông đảo các bạn sinh viên đến từ các ngành học khác nhau của trường

    1/ "STRESS" là gì? 

     Theo Báo cáo viên Phạm Văn Giào, nếu xét từ phương diện bên ngoài, chúng ta không thể phân biệt được các đặc trưng của một bệnh lí phức tạp như stress . Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.

     Stress gồm 04 loại chính: Stress tích cực (Eustress), Stress tiêu cực (Distress), Hyperstress, Hypostress. Eustress là một loại stress tích cực. Về cơ bản, chúng nâng cao khả năng tập trung giúp chúng ta nỗ lực và sáng tạo hơn, đem lại những tác động tích cực và thúc đẩy tính hiệu quả trong công việc. Trái với Eustress , Distress đa phần đến từ những nỗi buồn khổ trong cuộc sống,  xuất hiện khi tâm trí và cơ thể phải chịu đựng sự thay đổi (đột ngột hoặc chưa kịp thích nghi) của những thói quen và suy nghĩ thông thường. Nếu không tìm cách thay đổi thì nó sẽ dần ăn sâu và điều khiển tâm trí bạn, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống . Hyperstress là loại stress tiêu cực xuất hiện khi một cá thể làm quá công suất hoặc khả năng giải quyết vấn đề của mình. Những người công nhân lao động tay chân hay thậm chí là những chính khách cũng có thê gặp phải loại stress này . Họ sẽ có xu hướng phản ứng thái quá với một sự kiện đa số mọi người cho là bình thường, gây ra những tổn thương nghiêm trọng về mặt cảm xúc hoặc thể chất. Hypostress là loại stress đối ngược với với hyperstress. Hypostress xuất hiện khi cá nhân cảm thấy rất chán nản và nhàm chán hoặc không có thử thách gì trong cuộc sống. Bạn sẽ dừng lại một chỗ, tưởng tưởng cuộc sống vẫn đang vận hành nhưng bạn sống 100 ngày như 1 vì không có mục đích và không có một sự tiến triển cụ thể .

    2/ NGUYÊN NHÂN CỦA "STRESS"?

    Chúng ta thường chỉ chú ý đến những yếu tố bên ngoài mà đôi khi lờ đi những gì là bản chất xảy ra trong cơ thể mình . Tiêu biểu là yếu tố tâm lí và sức khỏe. Người bị stress nặng thường có tâm lí thường xuyên thay đổi đột ngột, tiêu cực hóa vấn đề và hành động theo cảm tính. Đôi khi, họ có thể làm hại đến tính mạng của bản thân hoặc của người khác. Không chỉ vậy, họ thường xuyên gặp các vấn đề về thể chất như : Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn ,... kèm theo một số biểu hiện tiêu cực khác về mặt tinh thần : thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,... Báo cáo viên Giào cho biết: các nguyên nhân có thể gây ra stress bao gồm: 

  • Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn : Không phải vô tình mà các chuyên gia khuyên chúng ta nên thiền ít nhất 10 phút mỗi ngày ( vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ ). Tâm trí con người đang dần bận tâm về quá nhiều thứ , chúng nên có một khoảng lặng nhất định. Nếu sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn , con người dễ mất khả năng tập trung và sẽ đáng lo ngại nếu tình trạng đó kéo dài.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh 
  • Ô nhiễm khói bụi,  tắc nghẽn giao thông.
  • Bất hòa với người thân, gia đình, mất bạn bè,... :Tính chất nghiêm trọng của vấn đề quyết định bạn có dễ mắc phải tình trạng stress hay không .
  • Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, áp lực về thành tích học tập,...\\

                 Ông Phạm Văn Giào cùng trao đổi, giải đáp các thắc mắc từ các bạn sinh viên

    3/ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG STRESS?

    Bản chất của stress là một "triệu chứng", nhưng lâu dần chúng đã trở thành một căn"bệnh" khó chữa, được xếp vào một trong những loại bệnh gây ra tỉ lệ tử vong nhiều nhất trên thế giới sau ung thư . Vì vậy cách phòng chống stress cũng được nhiều chuyên gia , bác sĩ nghiên cứu với nhiều năm thử nghiệm và điều trị cho nhiều bệnh nhân. Sau đây là một số cách được Bác sĩ Giào gợi ý:

  • Trước hết phải bảo vệ cơ thể của mình, ông cha ta muôn đời với câu "sức khỏe là vàng" quả không sai , có sức khỏe mới có thể tiếp tục cuộc sống và thực hiện những mục tiêu lớn lao của một đời người.  Không thể phủ nhận rằng, Stress là một phần tự nhiên trong cuộc sống.  Giống như trong trường hợp với eustress, stress có thể có ích và lành mạnh đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi căng thẳng vượt quá tầm kiểm soát và bắt đầu gây ra những vấn đề về cảm xúc và thể chất, chúng ta cần học cách giải tỏa sự bức bối nỗi uất ức trong lòng.
  • Tìm ra những nguyên nhân gây ra căng thẳng, cố gắng suy nghĩ theo chiều hướng khách quan và tích cực.
  •  Đổi mới bản thân như tìm cho mình một sở thích, ra ngoài và giao lưu với những người xa lạ (trong phạm vi an toàn cho bản thân ), tự yêu bản thân theo cách mà bạn muốn .
  •  Tránh xa những vật sắc nhọn, những đồ vật gợi nhắc về những chuyện đau buồn.
  •  Tận hưởng cuộc sống.

    4/ BUỔI THAM VẤN TRỊ LIỆU TẠI HCMUTE

    Trong không gian của Hội trường, tiếng nhạc piano nhẹ nhàng vang vọng khắp khán phòng, các bạn sinh viên đã được trải nghiệm một buổi tham vấn tâm lý trị liệu tập thể đầy thú vị và ngập tràn cảm xúc. Cùng với chất giọng trầm ấm hòa quyện cùng tiếng nhạc du dương, Báo cáo viên Phạm Văn Giào đã đưa các bạn sinh viên đến với vùng đất tâm hồn để các bạn có cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn hơn về thế giới nội tâm của mình. 

Buổi chuyên đề kết thúc với nhiều bài học và kiến thức bổ ích về vấn đề "Quản trị stress" trong thời đại khủng hoảng ngày nay

Khánh Linh

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069