CHUYÊN ĐỀ “KỸ NĂNG PHẢN BIỆN” DÀNH CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Những quyết định tồi tệ và việc đánh mất những cơ hội tuyệt vời khiến bạn sợ hãi? Bạn có bao giờ tự hỏi những phán xét của mình đến từ đâu hay nghi ngờ trực giác của mình chưa? 

Hiểu thấu được những băn khoăn cũng như là trở ngại mà sinh viên hiện nay nói riêng và tất cả mọi người nói chung vào sáng ngày hôm nay, ngày 24 tháng 03 năm 2024, Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục đã phối hợp cùng Trường Cao Đẳng  Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuyên đề “Kỹ năng tư duy phản biện” dành cho các bạn học sinh, sinh viên đang theo học tại đây.

Vậy, làm thế nào để Tư duy phản biện được tốt và hiệu quả cũng như Kiểm soát cảm xúc và đặt niềm tin vào từng tình huống ? Đó là những câu hỏi mà chính chúng ta đã thắc mắc khi phải đối diện với quá nhiều áp lực từ cuộc sống. Trong chuyên đề ThS. Nguyễn Đức Nhân đã đưa ra những phương pháp để điều chỉnh những yếu tố đó nhằm giúp cho chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao.

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “tư duy phản biện”:

Theo The Watson and Glaser Test, bài kiểm tra năng lực hành nghề luật sư với mục đích đánh giá khả năng phân tích và suy luận, “tư duy phản biện” chính là sự hợp lại của 3 yếu tố “Thái độ”. Kiến thức” “Khả năng”. Trong đó, “Thái độ” xem xét liên quan đến khả năng nhận ra sự tồn tại của vấn đề và chấp nhận việc cần bằng chứng chung hỗ trợ cho thứ được coi là sự thật. “Kiến thức” chính là các hiểu biết về bản chất của những suy luận hợp lý, những quan điểm trừu tượng và sự khái quát hóa khi mà độ nặng hay độ chính xác của các bằng chứng khác nhau đã được xác định về mặt logic và “Khả năng” là các kỹ năng trong việc sử dụng và áp dụng những “Thái độ” và “Kiến thức” trên.

Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), “Tư duy phản biện” (Tư duy phân tích) là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

Tuy chưa thực sự có một định nghĩa chung và thống nhất về “Critical Thinking” nhưng Báo cáo viên Thông tin rằng: đa phần các định nghĩa đang tồn tại đều thể hiện tầm quan trọng của “sự phân tích” và “khả năng lập luận”.

Người sở hữu khả năng tư duy phản biện tốt thường có khả năng đánh giá vấn đề một cách sắc bén và đa chiều. Nhờ thế, những ý kiến, luận điểm của họ trở nên rất thuyết phục. Bên cạnh đó, người có khả năng tư duy phản biện tốt cũng là mẫu người có lập trường vững vàng và kiên định, rất khó bị ảnh hưởng bởi người khác, càng không dễ dàng bị đánh lừa. Trong lĩnh vực học tập, “tư duy phản biện” chính là  chiếc chìa khóa vàng của các bạn học sinh, sinh viên. Những vấn đề một khi đã được phân tích càng chi tiết và được đào sâu thì việc ghi nhớ chúng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đồng thời, khi làm việc nhóm, người sở hữu kỹ năng tư duy phản biện tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng và không bị ảnh hưởng bởi cảm tính.

Với vai trò Báo cáo viên, ThS. Nguyễn Đức Nhân đã mang đến cho các bạn học sinh, sinh viên một buổi chuyên đề đầy thú vị và toàn diện. Sau buổi chuyên đề, các bạn sinh viên đã xác định được các bước quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng phản biện trong tư duy. 

 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069