CHUYÊN ĐỀ "KỸ NĂNG GIAO TIẾP" - IAPE - K16 HCE

"Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là gì?"

"Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?"

Là 2 trong số những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi tìm hiểu về Kỹ năng giao tiếp, nhưng không phải ai cũng có thể giải thích và giúp người nghe hiểu được đó là gì.

Bằng lối giảng dạy tự nhiên, thu hút người học thì thầy Giào đã khiến cho buổi học ngày 25/10 trở nên rất vui nhộn và nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ các bạn sinh viên của trường. Đặc biệt, thầy đã giảng giải về 2 phương tiện giao tiếp cơ bản, cụ thể:

Đầu tiên, phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là gì?

Là quá trình mà một cá nhân sử dụng một ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy.

Cần chú ý đến tất cả yếu tố như: nội dung, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu,…

- Phát âm chuẩn, không nói quá nhanh hoặc quá chậm.

- Nhịp độ nói lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn.

- Lời nói lịch sự, tế nhị khéo léo.

Cuối cùng, Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Bao gồm những yếu tố hình ảnh như nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển, hành vi,... được sử dụng trong quá trình giao tiếp.

Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ

Nét mặt: Khuôn mặt là nơi diễn đạt cảm xúc, nó thể hiện cả hình thức cũng như mức độ cảm xúc của bạn. Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc như vui mừng, buồn bã, ngạc nhiên, … Ngoài ra, nét mặt cũng là bộ phận biểu lộ chính xác tính cách, cá tính của một con người.

Nụ cười: Nụ cười là một thứ trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị. Mỗi loại nụ cười thể hiện một cá tính nhất định: Nụ cười hồn nhiên, nụ cười chua chát, miễn cưỡng; nụ cười hiểm độc, nanh ác... Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau.

Ánh mắt: Đôi mắt được ví như cửa sổ của tâm hồn, bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Trong khi trò chuyện, hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe.

Các cử chỉ, hành động: Các cử chỉ chân tay, đầu, thân thể luôn có nghĩa nhất định. Các cử chỉ này thể hiện ý nguyện trong các hoàn cảnh cụ thể như: đồng ý, phản đối, đáng tiếc, tức giận… Các cử chỉ khác như mũi, tai, lông mày, miệng… cũng là phương tiện biểu lộ các trạng thái tâm lý, tình cảm để truyền thông điệp trong quá trình giao tiếp.

Tư thế: Là một phương tiện thể hiện tác phong trong giao tiếp. Tư thế thể hiện mối quan hệ đối với vai trò, vị trí, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp. Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng thẳng và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ.

Diện mạo: Bao gồm sắc mặt, nét mặt, đặc điểm của khuôn mặt, râu tóc, trang phục, trang sức… là phương tiện có thể gây ấn tượng mạnh, đặc biệt là lần đầu tiên giao tiếp. Đối tượng giao tiếp cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt hài hòa, nét mặt tươi sáng, ưa nhìn bao giờ cũng gây ấn tượng tốt hơn người gầy, bé, khuôn mặt không cân đối. Diện mạo sáng sủa là một lợi thế trong giao tiếp. Cách ăn mặc, đồ trang sức… của một người cũng thể hiện cá tính, cấp độ và trình độ văn hóa, nghề nghiệp đẳng cấp của người đó.

Như vậy, trong thời lượng ngắn ngủi của tiết học, thầy Phạm Văn Giào đã thành công truyền tải đầy đủ kiến thức về kỹ năng giao tiếp cho các bạn sinh viên, ngoài ra, sau khi kết thúc lớp học thầy Giào còn dành một ít thời gian của mình để tham vấn tâm lý cho các bạn sinh viên để có thể giúp các bạn dễ dàng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mình.

Thanh Hoàng

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069