CHUYÊN ĐỀ: "GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ XUNG ĐỘT" TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NHÂN ĐẠO

   Mỗi người khi chào đời và trưởng thành, đều mang một thế giới quan riêng biệt với những giá trị, quan điểm, tư tưởng, niềm tin ít nhiều phân biệt với các cá nhân khác. Sự đa dạng như thế xuất phát từ nền dân chủ giáo dục, không bắt buộc trong việc nhồi nhét những định kiến chủ quan, và sự chỉ dạy truyền thống ở những nơi mà phổ cập giáo dục chưa thể chạm tới. Một điều chắc chắn là, Trái đất luôn quay cùng với nguồn cảm xúc đối lập và phân biệt, vì thế, xung đột, mâu thuẫn giữa người với người là điều tất yếu và không thể tránh khỏi.

   Vào ngày 11.3.2021, với đích đến là thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay sẽ không còn bàng hoàng trước những vấn đề xã hội và trở thành nguồn nhân lực tài giỏi và giàu kĩ năng sống, Báo cáo viên - Thạc sĩ Nguyễn Thy Dạ Hằng đã thực hiện chuyên đề “Giải quyết xung đột và vấn đề” cùng các bạn học sinh  Trường Trung Cấp Nghề Nhân Đạo.

                                                                             Toàn cảnh chuyên đề

   1/ Tìm hiểu về xung đột 

  Thực tế, trong thế giới hiện đại mà chúng ta sinh sống thì xung đột, mâu thuẫn không còn là lẽ xa lạ với mọi người. Bởi lẽ, xung đột, mâu thuẫn là chủ đề được con người hiện đại quan tâm nhiều hơn, ngày càng có mặt những nghiên cứu, dự án, bài viết với phạm vi đối tượng dao động từ giáo dục đến bộ máy, cấu trúc của một đơn vị kinh tế, thực thể xã hội. Kết quả của quá trình này là các phương pháp, giải pháp, đề xuất mang tính hệ thống, khoa học trong nỗ lực tổng kết thành cái tổng quan, tổng quát nhằm hỗ trợ, khắc phục những xung đột, mâu thuẫn từ nội tâm, nội bộ và từ bên ngoài, một cách hữu hiệu nhất. Kể đến là những dự án về kĩ năng “giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong một nhóm kinh tế hay xã hội”, thực hiện bởi những cá nhân học thức với trình độ chuyên môn cao, mang nội dung lan tỏa và nâng cao nhận thức.

    Trước khi vào sâu hơn vào vấn đề của bài viết, ta phải tìm hiểu khái niệm của xung đột, mâu thuẫn và thứ bắt nguồn nên chúng. Từ đó, ta có thể tiếp cận hướng giải quyết, khắc phục nó với tinh thần là một điều tất yếu như chiếc lá rụng khỏi cành cây, một cách hiệu quả và sáng tạo hơn.

    Xung đột là sự đối lập lợi ích trong hoặc giữa các nhóm thực thể kinh tế - xã hội và được giới hạn đến nội tâm một cá nhân. Lưu ý rằng mâu thuẫn hình thành từ chính xung đột. Nền tảng của xung đột có thể khác nhau nhưng nó luôn là một bộ phận của xã hội. Nền tảng xung đột có thể là cá nhân, chủng tộc, giai cấp, đẳng cấp, chính trị và quốc tế. Định nghĩa "xung đột", trên thực tế, là chưa được chấp nhận rộng rãi, vì bàn luận xoay quanh liệu xung đột là tình huống hay hành vi. Một cách phổ quát, xung đột là tình trạng không tương thích về ý tưởng giữa hai hoặc nhiều bên hoặc cá nhân và sự bất đồng do sự khác biệt tự nhiên về thái độ, niềm tin, giá trị và nhu cầu của một hay nhiều cá nhân và nhóm. Tưởng tượng như sau, bạn giỏi trong công việc thường nhật và điều đó giúp bạn thăng tiến trong thời gian ngắn, đấy là lợi ích bạn có. Khi xét đến đồng nghiệp, họ có thể không giỏi nhưng họ vẫn cố gắng đạt thăng tiến trong sự nghiệp thì chính sự thăng tiến của bạn đã đối lập với lợi ích tiềm năng của họ và tạo nên xung đột lợi ích giữa bạn và cá nhân đấy. Trên là một điển hình cho xung đột mặc cho sự việc có vẻ cay đắng và khó chấp nhận.

                  Báo cáo viên Hằng giải thích các dạng xung đột thường gặp trong cuộc sống

   2/ "Xung đột" có quan trọng để tìm hiểu và nghiên cứu? 

    Vào mùa xuân năm 1985, Steve Jobs chính thức bị giáng quyền bởi Hội đồng Quản trị Apple và ông đã rời bỏ Apple không lâu sau đó. Đó là một hiện tượng của xung đột. Khi Steve Jobs ưu tiên quan tâm đến sản phẩm mà không quan tâm đến lợi ích công ty, và bản thân công ty Apple – Hội đồng quản trị lại chú trọng đến doanh thu và thu nhập, ưu tiên sự tồn tại của Apple. Đó là xung đột lợi ích và khi không có hướng giải quyết thích hợp sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn, cụ thể là sự rời bỏ của Steve Jobs khỏi Apple, một nguồn lực khoa học quan trọng của công ty.

    Gần đây, những bàn tán xoay quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, đã tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữa dân cư nội bộ trong nước, cụ thể là người theo Đảng Cộng hòa và Dân chủ. Lợi ích của hai Đảng là đối lập nhau, thế nên cuộc bầu cử - là một cuộc đấu tranh giành quyền lực nhằm đạt được lợi ích mà mỗi bên mong muốn. Chính vì xung đột mà phạm vị ảnh hưởng quy mô là quốc gia nên đã gây ra nhiều kết quả tiêu cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế. Chính nó, xung đột đã và đang góp mặt trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

    3/ Hướng giải quyết xung đột.

    Vậy, hướng giải quyết cho xung đột có như bàn tay vô hình của Adam Smith? Bàn tay vô hình của Adam Smith là sự điều phối 2 luồng lợi ích Cung – Cầu đối lập nhau và hướng chúng về lợi ích chung. Cầu đại diện cho người mua với hi vọng mua hàng hóa và dịch vụ chất lượng với giá rẻ. Ngược lại, Cung thể hiện người bán với mong muốn bán hàng hóa và dịch vụ với chi phí sản xuất thấp và giá một đơn vị cao. Chính bàn tay vô hình đã dung hòa hai lợi ích trên, là tiền đề hình thành nên thị trường tự do và thương mại quốc tế. Có thể áp dụng một cách tương tự bàn tay vô hình giải thích hướng giải quyết xung đột? Rằng để xung đột tự phát triển và dần bản thân nó sẽ tự tiêu tan tùy thuộc vào hoàn cảnh và kết quả là cái lợi ích chung được hình thành. Dù sao đi nữa, xung đột thường sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn như hai ví dụ trên nếu không được giải quyết một cách thích hợp và kịp thời. Theo Báo cáo viên Hằng, sau đây là một số kĩ năng giải quyết xung đột cơ bản giữa hai nhóm lợi ích:

     Lắng nghe và phát biểu khi xảy ra xung đột. Bằng cách trên, khi xảy ra xung đột, một bên hoặc bên thứ ba sẽ chủ động lắng nghe bên còn lại và đưa ra phát biểu mang tính dung hòa khi đã có cái nhìn sâu rộng về lợi ích đối lập mà hai bên có. Như thế, sẽ làm dịu đi mâu thuẫn và dung hòa xung đột lợi ích giữa hai bên. Trường hợp này, người lắng nghe và phát biểu có thể là nhà quản trị hay đối phương một bên. Một hướng giải quyết trực diện hơn là tổ chức họp nhóm cho hai bên. Thời điểm này là lúc hai bên chia sẻ và lắng nghe lợi ích đối lập của nhau, và nếu cảm thông cho nhau thì thường sẽ đề xuất giải pháp ngay tại buổi họp nhóm. Cách thức này ít được áp dụng vì tính trực tiếp và đả động cao.

                    Báo cáo viên chụp ảnh lưu cùng bạn học sinh khi tham gia thử thách

    Giả sử, hai nhóm lợi ích đối lập này, có tồn tại sự công tâm trong các cá nhân thì sao? Công tâm là lòng ngay thẳng, chỉ vì việc chung chứ không vì tư lợi hoặc thiên vị. Như thế,  xung đột sẽ không thể tồn tại dù cho có mâu thuẫn lợi ích. Tại khoảnh khắc đó, bản thân hai nhóm đã hiểu phương thức, động cơ của nhau và tại sao lại xảy ra lợi ích đối lập. Chính sự am hiểu hai bên dành cho nhau và mục đích chung sau cùng, mà xung đột sẽ không thể xảy ra, vì nó là tình huống thể hiện sự xung đột lợi ích, không xét hành vi có chủ đích xâm hại lợi ích.

     Một yếu tố khác là tính kịp thời. Lợi ích đối lập khi đã xác lập thì không nên kéo dài, bởi nó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của hai nhóm và gây nên nhiều tác động tiêu cực khác liên quan. Vì thế, khi xác định được lợi ích đang bị mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều nhóm, thì nên có phương pháp xử lí nhanh chóng, tránh dồn tích thành xung đột cực điểm - điểm xung đột không thể giải hòa.

     Phương pháp hữu ích khác có thể kể đến là khen thưởng, bù đắp cho mâu thuẫn. Con người luôn phản ứng với động cơ khuyến khích, dù có hoài nghi vì tính ngắn hạn của phương pháp này, nhưng khi khen thưởng cho đôi bên lợi ích đối lập sẽ làm dịu mẫu thuẫn hiện có, và nếu có thể nên hình thành giải pháp ngay sau khi khen thưởng nhằm tránh tái sinh mâu thuẫn.

    Trên đây là một số cách thức giải quyết xung đột giới hạn trong quan hệ xã hội, công việc và học tập. Giải quyết xung đột vẫn chưa đủ, vì xung đột mang tính thường xuyên khi mỗi ngày có đáng kể số lần tương tác giữa người với người. Cuộc sống mang tính khan hiếm, không thể để xung đột thống trị đời sống và mỗi ngày, mỗi giờ là những cuộc tranh chấp công khai và âm thầm hạn chế, hủy hoại chức năng sống của cá nhân liên quan. Nhằm tránh rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan như mô tả, liệt kê dưới đây là một số biện pháp ngăn chặn và hạn chế xảy ra xung đột trước và sau khi xung đột hình thành và được giải quyết.

    4/ Ngăn chặn và giải quyết xung đột hiệu quả.

    Lợi ích hình thành từ ham muốn và nhu cầu của một cá nhân. Tiếp đó, ham muốn và nhu cầu sinh ra từ các giác quan và tư duy con người. Sau cùng, lợi ích có nguồn gốc từ nhận thức, và bản thân chúng phụ thuộc vào đạo đức và sự ràng buộc đạo đức (Pháp luật, tôn giáo, quy định, quy chế,...). Thế nên, các biện pháp góp phần ngăn chặn và hạn chế xảy ra xung đột chủ yếu là những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và sự ràng buộc đạo đức.

   Trước khi mẫu thuẫn, xung đột xảy ra thì nên dập tắt ngọn lửa tranh chấp đó bằng cách đối mặt trực diện và kịp thời. Tính thẳng thắng và dứt điểm là phương tiện quan trọng qua đó thực hiện chức năng cụ thể trên. Thông qua cốt cách đó, mẫu thuẫn, xung đột được đặt vấn đề ngay khi nó dập dờ trong ngóc ngách bằng cách bày tỏ, làm sáng tỏ vấn đề và đưa ra giải pháp tức thì, không để tích tụ lâu dài tránh xảy ra các hậu quả không mong muốn. Sẽ ra sao nếu mỗi cá nhân đều tôn trọng và vị tha cho nhau? 

    Nhằm hạn chế xung đột xảy ra, việc rèn luyện tính tự tôn và trọng tình, trọng nghĩa là cần thiết trong việc kiềm giữ luồng lợi ích hai bên đối mặt nhau; một công ty hay một đơn vị, tổ chức mà ở đó khuyến khích quyền sở hữu vấn đề và giải pháp bằng các thiết chế hay thể hiện qua các cuộc xã giao bình thường thì chắc chắn rằng xung đột có vị trí như một con kiến, dễ triệt tiêu và hạn chế. Khi đó, mọi người đều trực diện về vấn đề xung đột và có mối quan hệ thân cận nhau nên bản thân họ hình thành tính đoàn kết trong tập thể, luôn có mong muốn loại trừ cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực như xung đột.

     Tổng kết lại, nội dung chuyên đề đề cập đến hướng giải quyết xung đột và các khái niệm nhằm làm rõ vấn đề trên. Thực trạng mà nói, xung đột, mâu thuẫn luôn hoành hành trong mạch sống của thế giới con người và nếu không có am hiểu cũng như xác lập các nền tảng về nó thì đã trực tiếp nhường đường cho các thế lực xấu thực hiện nên hậu quả và thống trị đời sống sản xuất.

Báo cáo viên chụp hình lưu niệm cùng tập thể các bạn học sinh trường Trung cấp Nhân Đạo

    Tại Việt Nam, hiểu rõ được vấn đề thường trực này, rất nhiều cá nhân đã nỗ lực trong nghiên cứu, tìm tòi để từ đó khái quát lại cho các cá nhân trong nước. Mục đích chính của những bài viết như trên, là để lan tỏa thông điệp và nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân mà thông tin chạm đến. Nó như một cẩm nang, hay chắc nịch hơn là một kĩ năng sống mà con người hiện đại cần để tiến bước cùng nhau trên đường đến với tương lai. Hiện nay, đã có nhiều đơn vị được thành lập với mục tiêu phổ cập kiến thức về kĩ năng sống và những vấn đề có mặt trong lòng xã hội mà thường bị lảng tránh và vô thức phó màng nó. Tiên phong trong quá trình, Hội đồng giáo dục kĩ năng mềm Việt Nam (VSEC) đã và đang có những giải pháp thực tiễn, thực hiện tổ chức hàng loạt các chuyên đề trên phạm vi khu vực lớn trong quốc gia, với sự tham vấn, đồng hành bởi các cá nhân nhận thức được vấn đề xã hội ngày nay có và sẵn lòng tham gia lan tỏa nhận thức đến các thế hệ học sinh, sinh viên.

Bam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069