CHUYÊN ĐỀ 8: "PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MODUL KỸ NĂNG SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO" KHÓA HỌC "TRỞ THÀNH GIẢNG VIÊN KỸ NĂNG MỀM"

Kỹ năng mềm là một phần của kỹ năng sống. Nhằm cung cấp được các nội dung cần thiết một cách đầy đủ cho từng nội dung của kỹ năng sống, chúng ta cần phải thiết kế modul chương trình giảng dạy cụ thể. Modul kỹ năng sống bao gồm nhiều nội dung kỹ năng mềm khác nhau để cùng bổ trợ cho việc giải quyết vần để trong thực tiễn cuộc sống.

Việc thiết kế Modul không chỉ giúp người học nhận được các kiến thức, những chia sẻ từ các kỹ năng cơ bản đến kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, mà còn giúp cho người dạy sắp xếp được các nội dung không bị thiếu hoặc quá tải nội dung trong chương trình dạy, đảm bảo được hiệu quả giảng dạy.

Ảnh: Internet

Có nhiều phương thức phân tích modul kỹ năng sống trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên, đối với từng đối tượng cụ thể sẽ có những cách phân tích khác nhau nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy.

ThS. Hoàng Hoài Linh – Báo cáo viên của Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục đã có những chia sẻ, hướng dẫn về nội dung này đến với học viên tham gia khóa học “Trở thành Giảng viên kỹ năng mềm” của Viện tổ chức vừa qua.

Những giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm tương lai đầy tiềm năng đều tích cực trong việc tiếp nhận thông tin và trao đổi thông tin với báo cáo viên. Học viên đều tham gia vào phần thực hành phân tích modul kỹ năng sống trong chương trình đào tạo thông qua các nội dung do báo cáo viên đưa ra nhằm rèn luyện khả năng, trau dồi năng lực của bản thân.

Nội dung chương trình phù hơp, cần thiết cho người muốn trở thành một giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm thực thụ.

Như Quý

 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069