chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường” năm 2024

Vào ngày 03 tháng 8 năm 2024, Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý giáo dục phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường” dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên đang học tập và công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần và trong một khảo sát khác tại Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, có tới 8-20% trẻ em và vị thành niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Những con số này cũng thể hiện một phần nguyên nhân dẫn đến sự tự ti, khó hòa nhập với xã hội, bạo lực học đường, bạo lực mạng, hiệu suất học tập kém, hạ thấp giá trị của bản thân, hình thành những hành vi lệch lạc và ở mức độ trầm trọng hơn có thể khiến trẻ có xu hướng nghĩ về cái chết, tự tử. Ở góc nhìn giải pháp, môi trường nói chung có khoảng 1000-3000 học sinh nhưng nguồn lực và nhân sự chuyên trách tại đây vẫn gặp nhiều khó khăn, giáo viên kiêm nhiệm vị trí tư vấn tâm lý còn phải hoàn thành công tác giảng dạy nên hỗ trợ kịp thời và hiệu quả thực sự không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. 

Ngược lại với những con số đáng báo động vừa nêu ra, chỉ có 143 Nhà Tâm lý lâm sàng, Tâm lý Trị liệu trên cả nước đủ trình độ chuyên môn và chức năng để trực tiếp hỗ trợ cho người gặp phải các khó khăn về sức khỏe tâm thần nói chung và trẻ em có khó khăn tương tự nói riêng. Đây cũng là cơ hội cho rất nhiều nhà tâm lý “tự xưng”, “coaching”, những xu hướng “chữa lành” không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vì thế, việc cần một lực lượng có thể “hiểu đúng, làm đúng” thật sự là một giải pháp cấp bách mà các chuyên gia trong lĩnh vực nói chung và Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục nói riêng mong mỏi. 

 

Đứng trước tình hình này, nhằm góp sức vào sự nỗ lực chung trong công tác xây dựng “Trường học hạnh phúc”, Viện Ứng dụng khoa  đặt mục tiêu buổi tập huấn trước hết sẽ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục - đào tạo thông qua việc cung cấp kiến thức chuyên môn về Tâm lý học, Tâm lý học Phát triển, Tâm lý học Giáo dục, cùng các nguyên tắc, phương pháp tham vấn tâm lý và đưa ra các vấn đề tâm lý thường gặp ở học sinh/sinh viên để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Đồng thời, chương trình còn rèn luyện các kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp hiệu quả, đánh giá, chẩn đoán các vấn đề tâm lý để tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn tâm lý, tạo môi trường học đường lành mạnh, khơi dậy niềm đam mê và cảm hứng học tập cho học sinh sinh viên.

 

Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục mong muốn buổi hội thảo này sẽ trước hết nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo có đào tạo học sinh, sinh viên chuyên ngành Tâm lý học.

 

Chương trình tập huấn hướng đến cung cấp kiến thức chuyên môn sâu rộng về Tâm lý học, Tâm lý học Phát triển, Tâm lý học Giáo dục, cùng các nguyên tắc và phương pháp tham vấn tâm lý. Đồng thời, chương trình chú trọng rèn luyện các kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp hiệu quả, và đánh giá chẩn đoán các vấn đề tâm lý nhằm tư vấn và hỗ trợ học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn. 

 

Bên cạnh đó, chương trình tạo ra môi trường học đường lành mạnh, khơi dậy niềm đam mê và cảm hứng học tập cho học sinh, sinh viên. Quan trọng hơn, chương trình còn lan tỏa kiến thức và kỹ năng tới phụ huynh và cộng đồng, giúp họ nhận biết và hỗ trợ con em kịp thời, góp phần xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

 

Chương trình sẽ diễn ra từ 8h00 đến 16h00 ngày 03 tháng 8 năm 2024 tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và trực tuyến qua Zoom dành cho người tham dự ở các tỉnh thành khác.

Buổi tập huấn sẽ cung cấp cho người tham dự những nội dung: Tổng quan về tâm lý học đường và vai trò của tham vấn tâm lý trong nhà trường, Các kỹ năng cơ bản trong tham vấn tâm lý, ứng dụng các phương pháp tham vấn tâm lý trong giải quyết các vấn đề học đường, Chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các tình huống cụ thể thông qua 3 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Những nhân tố tác động đến hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh - Thực trạng và Giải pháp. Báo cáo viên: PGS. TS. Trần Thành Nam.- Phó Hiệu trưởng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.

Chuyên đề 2: Các vấn đề về tâm lý xã hội ở thanh niên hiện nay - Tâm lý học giao tiếp và liệu trình tâm lý học thanh thiếu niên, vị thành niên. Báo cáo viên: TS. Tô Nhi A -  Thành viên Hội đồng Khoa học Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục.

Chuyên đề 3: Tổ chức, triển khai kế hoạch tham vấn tâm lý đối với cá nhân và nhóm trong nhà trường. Báo cáo viên: PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu -  Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.

Cách thức đăng ký

Đăng ký trực tuyến qua đường link: https://forms.gle/3PKyTnpVRgqMyrEa9 -

Hoặc quét mã QR ở poster

Lệ phí tham dự và cấp giấy chứng nhận: 690,000 VND/người (Sinh viên các ngành tâm lý học, giáo dục học, công tác xã hội được giảm 50%)

Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục rất mong chào đón và ủng hộ từ các đơn vị trong ngành và ngoài ngành để có thể diễn ra một buổi tập huấn thành công và mang lại nhiều ý nghĩa cho cộng đồng. 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069