Vào ngày 03 tháng 8 năm 2024, Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường” tại trường Cao đẳng Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. Chương trình này nhằm mục đích bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Chương trình tập huấn "Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường năm 2024", các cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên tham gia và đã thu được nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Những nội dung chia sẻ sâu sắc về Tâm lý học, Tâm lý học Phát triển và Tâm lý học Giáo dục, cùng với các phương pháp tham vấn tâm lý đã giúp nâng cao năng lực chuyên môn. Các kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp hiệu quả, đánh giá và chẩn đoán các vấn đề tâm lý được rèn luyện kỹ càng, tạo nền tảng vững chắc để họ có thể hỗ trợ học sinh và sinh viên một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Sự kiện đã mang lại nhận thức mới về tầm quan trọng của việc tham vấn tâm lý trong môi trường học đường, thông qua các chuyên đề của ba báo cáo viên đầu ngành PGS.TS Trần Thành Nam, PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu, TS. Tô Nhi A với các chuyên đề như sau:
Chuyên đề 1: Những nhân tố tác động đến hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường tại địa bàn TP. HCM - Thực trạng và Giải pháp.
Chuyên đề 2: Các vấn đề về tâm lý xã hội ở thanh niên hiện nay - Tâm lý học giao tiếp và liệu trình tâm lý học thanh thiếu niên, vị thành niên.
Chuyên đề 3: Tổ chức, triển khai kế hoạch tham vấn tâm lý đối với cá nhân và nhóm trong nhà trường.
Qua các chuyên đề, quý khách mời tham dự là cán bộ, giáo viên, giảng viên sẽ có cơ hội tiếp cận thêm kiến thức và kỹ năng mới . Điều này sẽ góp phần tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và tràn đầy cảm hứng.
Chuyên đề đầu tiên do PGS.TS. Trần Thành Nam dẫn dắt với chuyên đề “Những nhân tố tác động đến hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh - Thực trạng và Giải pháp.” Thông qua chuyên đề này, PGS.TS. Trần Thành Nam đã trình bày các biểu đồ và số liệu về những vấn đề tâm lý hiện hữu, giúp quý khách tham dự mở rộng kiến thức bao quát về các vấn đề tham vấn tâm lý, có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng hiện tại, cũng như các giải pháp khả thi để cải thiện hiệu quả công tác tham vấn tâm lý trong môi trường học đường.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Kết thúc chuyên đề đầu tiên, PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu tiếp tục với chuyên đề "Tổ chức, triển khai kế hoạch tham vấn tâm lý đối với cá nhân và nhóm trong nhà trường." Trái ngược với cảm xúc mãnh liệt và cái nhìn rộng từ chuyên đề đầu tiên, chuyên đề này mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn và sự đồng cảm về mặt cảm xúc của học sinh - sinh viên khi phải đối diện với những vấn đề tâm lý không tốt còn hiện hữu trong môi trường học đường. Gần cuối chuyên đề, PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu đã tổ chức một hoạt động nhẹ nhàng với ý nghĩa “thực hành thư giãn cảm nhận tâm hồn.” Hoạt động tuy đơn giản với việc nâng cánh tay, hít sâu và thở ra, nhưng cũng góp phần giải tỏa những cảm xúc đồng cảm nghẹn ngào của quý khách tham dự khi trải qua những cung bậc cảm xúc đến từ chuyên đề.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Đối với buổi chiều, chuyên đề "Các vấn đề về tâm lý xã hội ở thanh niên hiện nay - Tâm lý học giao tiếp và liệu trình tâm lý học thanh thiếu niên, vị thành niên" do TS. Tô Nhi A trình bày đã khởi động một không khí vui tươi, nhộn nhịp. Quý khách tham dự hưởng ứng rất sôi nổi khi TS. Tô Nhi A đề cập đến các vấn đề như sinh lý thần kinh, những suy nghĩ và thấu hiểu qua các thế hệ Gen,..v.v. Qua chuyên đề này, quý khách tham dự đã hiểu hơn về các dòng suy nghĩ của từng thế hệ, góp phần tăng thêm sự đồng cảm đối với học sinh - sinh viên, cũng như kỹ năng truyền đạt và thấu hiểu trong việc tham vấn tâm lý học đường. Trong quá trình phổ biến chuyên đề, TS. Tô Nhi A đã tổ chức hoạt động “Tôi là ai” nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ tất cả mọi người trong hội trường. Hoạt động này truyền tải thông điệp rằng "khi bạn viết về mình thì chỉ là giới hạn, nhưng khi tôi viết về bạn thì đó là vô hạn," nhằm khuyến khích chúng ta nên giao tiếp với người khác để hiểu về mình nhiều hơn, dù bạn là người như thế nào.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Sau khi kết thúc ba chuyên đề, chương trình đã tiến hành lễ trao giấy chứng nhận cho những người tham dự, nhằm ghi nhận sự nỗ lực và cam kết của họ trong quá trình học tập.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Khép lại buổi tập huấn với bài đáp từ của TS.BS.CK1 Lê Nữ Anh Mai trong không khí vô cùng ấm áp và phấn khởi. Cô đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến ban tổ chức và các diễn giả, đồng thời chia sẻ tầm nhìn và định hướng phát triển của các hoạt động tham vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục trong thời gian tới.
(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)
Chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực tham vấn tâm lý trong nhà trường” năm 2024 không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức tham vấn tâm lý đến các quý khách tham dự là cán bộ, giáo viên, giảng viên, mà còn là nền tảng vững chắc cho các cơ sở giáo dục và nghề nghiệp. Chương trình này giúp nâng cao hiểu biết chuyên môn, đồng thời tạo ra tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội nói chung và “gia đình” tâm lý học nói riêng.