CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN NHẬN THỨC VỀ ASEAN HIỆN NAY, NĂNG LỰC TÍCH HỢP CÁC KỸ NĂNG SỐNG XANH, KỸ NĂNG TÌNH CẢM XÃ HỘI, KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI VÀ NĂNG LỰC SỐ CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH, ĐẶC BIỆT LÀ THÚC ĐẨY KỸ NĂNG CHO TRẺ EM GÁI TRONG TƯƠNG LAI HỘI NHẬP ASEAN

 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN NHẬN THỨC VỀ ASEAN HIỆN NAY, NĂNG LỰC TÍCH HỢP CÁC KỸ NĂNG SỐNG XANH, KỸ NĂNG TÌNH CẢM XÃ HỘI, KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỖI VÀ NĂNG LỰC SỐ CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH, ĐẶC BIỆT LÀ THÚC ĐẨY KỸ NĂNG CHO TRẺ EM GÁI TRONG TƯƠNG LAI HỘI NHẬP ASEAN

Thực hiện Kế hoạch Dự án học tập và kĩ năng cho trẻ em năm 2023; Kế hoạch số 89/KH-SGDĐT ngày 09 tháng 8 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Tập huấn năng lực tích hợp các kỹ năng sống xanh, kỹ năng tình cảm xã hội, kỹ năng chuyển đổi và năng lực số cho trẻ mầm non, học sinh, đặc biệt là thúc đẩy kỹ năng cho trẻ em gái trong tương lai hội nhập ASEAN. 

Lớp tập huấn diễn ra trong 02 ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2023. Về tham dự tập huấn có Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở GDĐT; Lãnh đạo, Chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT; Lãnh đạo, Chuyên viên của Phòng GDĐT; với hơn 130 cán bộ là Lãnh đạo các Trường mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên.

(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)

- Qua lớp tập huấn các Đại biểu được báo cáo viên cung cấp các kiến thức:

Chuyên đề 1: Đại biểu được biết về Khái niệm về sống xanh, kỹ năng sống xanh; Các nội dung rèn luyện cho học sinh về kỹ năng sống xanh, như: Tiết kiệm năng lượng; Tái chế và tái sử dụng; Giảm lượng rác thải; Tiết kiệm nước; Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe đạp; Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo; Ăn uống bền vững; Hỗ trợ các hoạt động xanh; Hạn chế sử dụng nhựa một lần;Tìm hiểu và tạo ý thức.  Sống xanh mang lại lợi ích rộng rãi cho cả cá nhân và toàn cộng đồng bằng cách hỗ trợ sự cân bằng giữa con người và môi trường sống, từ đó tạo ra thế hệ học sinh có nhận thức và hành động bền vững. Áp dụng kỹ năng sống xanh vào công việc giảng dạy: Phát triển các bài giảng và hoạt động học tập thúc đẩy tư duy bền vững; Khuyến khích học sinh tham gia vào các dự án và hoạt động thực tế liên quan đến môi trường. Áp dụng kỹ năng sống xanh vào quản lý giáo dục: Xây dựng chương trình giáo dục bền vững, thúc đẩy ý thức và hành động xanh từ cơ sở; Quản lý tài nguyên và môi trường trong trường học, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng

 

(Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục)

Chuyên đề 2: Được báo cáo viên cung cấp, chia sẻ những kiến thức, thông tin bổ ích, cụ thể là: Khái niệm về phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội; Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội như: Thường xuyên trò chuyện với trẻ một cách thân thiện; Luôn lắng nghe thấu hiểu những mong muốn của trẻ để kịp thời hỗ trợ; Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với trẻ; Công nhận thành tích của trẻ bằng cách khen ngợi và động viên; Làm gương để trẻ noi theo; Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm thông qua các trò chơi, xử lý tình huống, quan sát môi trường xung quanh,...Một số kỹ năng sống cốt lõi: Kỹ năng tự nhận thức; Ứng phó với sự căng thẳng; Kiểm soát cảm xúc; Sự cảm thông, chia sẻ; Giao tiếp hiệu quả; Tư duy sáng tạo; Tư duy phản biện; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội chủ yếu được thực hiện tích hợp trong mọi thời điểm trong chế độ sinh hoạt, tình huống thực tế hằng ngày, qua hoạt động chơi, học, tham quan, lễ hội, lao động vừa sức,…

( Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục )

Chuyên đề 3: ỹ năng chuyển đổi và năng lực số cho trẻ em mầm non, học sinh, đặc biệt là thúc đẩy kỹ năng cho trẻ em gái trong tương lai hội nhập ASEAN. Hoạt động thảo luận: về nội dung của 3 chuyên đề. 

( Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục )

Đến dự và phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở GDĐT đánh giá. Tập huấn diễn ra trong thời gian các nhà trường đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Đồng thời, trong ngày 24,25/8 Sở GDĐT tổ chức nhiều Hội nghị song song phần nào ảnh hưởng đến các nhà trường, thầy cô. Ban Tổ chức lớp Tập huấn chia sẻ những khó khăn này. Đa số thầy cô nhận thức và thực hiện nghiêm túc việc tham dự tập huấn, như: đi đúng giờ, tập trung trao đổi với báo cáo viên, dự đầy đủ các buổi,...

( Nguồn: Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục )

Đề nghị các đơn vị nghiên cứu triển khai thực hiện các nội dung sau: xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nội dung tập huấn trong 2 ngày tại nhà trường mình. Từ kiến thức, thông tin nội dung tập huấn, các nhà trường vận dụng, tích hợp vào một số môn học phù hợp (Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, …) hoặc tích hợp vào một số hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá để tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho học sinh của trường mình.

Qua hai ngày tổ chức lớp tập huấn đã đạt được những mục tiêu, mục đích kế hoạch đề ra./.

Nguồn:  Đăng Sơn Phòng CTTT - dongthap.edu.vn

Ánh Nguyệt - IAPE

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069