CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CÙNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

    Kiến thức chuyên ngành mà các cao đẳng và trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Liệu những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp các bạn sinh viên vượt qua được những khó khăn và thử thách trong một thế giới đang thay đổi từng ngày hay không? Ngoài những kiến thức chuyên ngành, các trường cao đẳng và đại học phải chuẩn bị cho các bạn sinh viên của mình những hành trang kỹ năng mềm, và một trong những hành trang quan trọng nhất chính là sự hiểu biết, cách để chiến thắng bản thân.

    Nắm bắt được nhu cầu mong muốn của Nhà trường để tạo ra môi trường lành mạnh; xây dựng các lớp học bổ ích; với định hướng trong tương lai “Bạn là ai?” và “Bạn sẽ làm được gì?”, chúng tôi, Viện Nghiên cứu Giáo dục và Quản trị Kinh doanh rất vinh dự được đồng hành cùng Trường Cao đẳng Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh trong “Chương trình phối hợp Giáo dục Kỹ năng mềm năm học 2020-2021”.

  

     Toàn cảnh chương trình

      Chương trình diễn ra với những nội dung sau:

 1. Tuyên bố lý do.

2. Giới thiệu Đại biểu, thành phần tham dự.

3. Thông qua chương trình nội dung làm việc.

4. Phát biểu chào mừng của Trường Cao đẳng Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

5. Phát biểu Đại diện Khoa Giáo dục và Quản trị Kinh doanh.

6. Giới thiệu trình bày kế hoạch phối hợp của Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm về nội dung chương trình làm việc.

7. Phát biểu của 2 bên, trao đổi các nội dung chính.

8. Ký kết bản ghi nhớ làm việc.

9. Kết thúc, chụp ảnh lưu niệm.

     Đại diện Viện nghiên cứu Giáo dục và Quản trị Kinh doanh tham gia buổi gặp gỡ là sự góp mặt của:

  • Ông:  Phạm Văn Giào - Phó Viện trưởng kiêm Trưởng khoa Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm;
  • Bà :   Trần Thị Thiện - Phó Trưởng khoa Thường trực Khoa giáo dục Kỹ năng mềm;
  • Ông:  Nguyễn Văn Thọ - Phó Trưởng khoa Khoa giáo dục Kỹ năng mềm;
  • Ông:  Nguyễn Văn Cần - Phó Trưởng khoa Khoa giáo dục Kỹ năng mềm;
  • Bà:   Tạ Thị Ngọc Hoa - Chánh Văn phòng Khoa giáo dục Kỹ năng mềm;
  • Cùng với sự tham gia của Ban Trợ lý Khoa giáo dục Kỹ năng mềm.

Các đại diện từ Viện EBM 

     Về phía trường Cao đẳng Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, các đại diện tham gia buổi gặp mặt gồm có:

  • Bà:   Nguyễn Thị Thanh Tâm - Phó Hiệu Trưởng trường Cao đẳng Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh;
  • Ông:  Phạm Ngọc Hiệp - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp;
  • Ông:  Nguyễn Thanh Sang - Nhân viên Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp.

Các đại diện từ trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 

     Trong buổi trao đổi, thầy Phạm Ngọc Hiệp đã trãi lòng về thực trạng giáo dục “Tâm – sinh lý” cho các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Trước những băn khoăn của nhà trường, thay mặt Viện, ông Phạm Văn Giào- Phó Viện trưởng đã trình bày: Công tác giáo dục tâm lý học đường có vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ giúp các em tư duy, suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh một cách đúng đắn mà đồng thời, còn rèn luyện cho các em cách ứng phó, xử lý những vấn đề tâm lý tồn tại xung quanh cuộc sống, công việc và học tập. Nhằm phát triển và giúp đỡ các em học sinh, sinh viên trên khắp các tỉnh thành cả nước rèn luyện và phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân, Viện đã và đang triển khai chương trình “Hình thành và Phát triển Giáo dục Kỹ năng mềm” gồm 22 chuyên đề với 05 nội dung bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử; Kỹ năng phát triển tư duy; Kỹ năng phát triển bản thân; Quản trị cảm xúc và Sức khỏe – Sinh lý.

Ông Phạm Văn Giào phát biểu tại chương trình

     Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm cùng với đội ngũ cán bộ giảng huấn viên dồi dào kinh nghiệm là các Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ và bác sỹ với chuyên ngành Tâm lý học, được đào tạo các kỹ năng thực hành xã hội với hình thức giáo dục sư phạm bài bản và chuyên nghiệp sẽ đem đến cho các bạn học sinh, sinh viên những buổi học bổ ích và lý thú, giúp các bạn gỡ rối phần nào những vướng mắc không chỉ trong lĩnh vực tâm lý mà còn cả trong vấn đề sinh lý.

     Đồng thời, Viện cũng đề xuất mô hình phòng tham vấn tâm lý, trong đó nhà tham vấn và người đề xuất tham vấn không nhìn thấy nhau, nhằm đảm bảo tính bảo mật về thông tin cũng như tôn trọng các quyền cá nhân của người được tham vấn. Để kiểm chứng chất lượng giảng dạy của các giảng huấn viên, trong tổng số 22 chuyên đề, nhà trường có thể tự do lựa chọn 05 chuyên đề mà không cần phải chi trả các khoản phí thỉnh giảng kèm theo. Thời lượng và địa điểm bồi dưỡng sẽ do phía nhà trường bố trí, sắp xếp.

      Sau những phút giây bàn bạc, thảo luận sôi nổi, Hội đồng Giáo dục Kỹ năng mềm  Viện nghiên cứu Giáo dục và Quản trị Kinh doanh đã cùng với Trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thống nhất các nội dung sau:

  • Thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa Viện nghiên cứu Giáo dục và Quản trị Kinh doanh và trường Cao đẳng Kinh tế trong công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu khoa học, hoạt động bồi dưỡng trong công tác giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên;
  • Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi nội dung hợp tác giáo dục Kỹ năng mềm cho năm học 2020 – 2021;
  • Xây dựng chương trình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên, phục vụ mảng Tâm – sinh lý học đường.

 Các đơn vị cùng chụp hình lưu niệm

                                                Mỹ Duyên - Thanh Trúc

                                                                 

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069