4 BƯỚC LÀM CHỦ CẢM XÚC

Cuộc sống ngày càng vội vã và có khi, những cảm xúc như buồn, vui, hạnh phúc, giận dữ, v.v cũng trở nên bất chợt. Nhiều người cho rằng họ không thể cho phép bản thân mình được vui vẻ, thỏa mãn khi không đạt một kết quả như mình mong đợi, vì quá tập trung vào kết quả mà họ quên mất rằng bản thân mình đã thật sự cố gắng đến nhường nào, đó chính là lý do tại sao chúng ta thường đặt trạng thái cảm xúc của bản thân lên trên bàn cân với kết quả. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi chiều lệch của bàn cân bằng cách thay đổi cảm xúc mà ta mong muốn vì chính chúng ta mới là người tạo ra cảm xúc và chúng ta có quyền để làm chủ nó.

Bước 1: Xác định rõ bạn đang cảm thấy như thế nào

“Một ngày thật tồi tệ!”. Hãy thử nghĩ kĩ thử xem điều gì khiến bạn phải thốt ra một câu như thế? Có phải chăng vì quá nhiều chuyện không tốt xảy đến khiến bạn phải trải qua một ngày không như mong đợi? Hãy hỏi bản thân: “Mình đang cảm thấy như thế nào?”, nếu câu trả lời là: “giận dữ”, hãy hỏi lại bản thân một lần nữa: “Mình có thật sự đang cảm thấy giận dữ không hay đó chỉ vì thuận miệng mà mình đã nói ra những lời như thế? Phải chăng cái mình đang thật sự cảm nhận là sự mệt mỏi hay không hài lòng trong quá trình học tập hay làm việc?”. Bằng cách xác định rõ mình đang thật sự cảm thấy như thế nào sẽ giúp chúng ta giảm được cường độ của cảm xúc ấy. Trong trường hợp này, việc dùng Ngôn từ chuyển đổi tâm trạng sẽ làm tăng tính hiệu quả của Bước 1.

Bước 2: Thừa nhận và chân trọng các cảm xúc của bạn

Việc phủ nhận cảm xúc sẽ khiến cho chúng ta càng thêm suy nghĩ và làm tăng cường độ của cảm xúc ấy. Nếu cứ thẳng thắn thừa nhận, cho rằng cảm xúc đang hỗ trợ, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân từ bên ngoài, báo hiệu cho chúng ta một điều gì đó thì lúc này, cảm xúc sẽ như là một người bạn, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Bước 3: Tìm hiểu thông điệp mà cảm xúc muốn gửi đến bạn

Nếu một lúc nào đó, khi bạn đi làm về và cảm thấy mình mệt mỏi, không còn hứng thú trong công việc, sự sáng tạo trong nội dung, ngôn từ không còn phong phú, mới mẻ, đa dạng nữa thì đó có thể là dấu hiệu của việc bạn đang làm việc quá sức, bạn không ngủ đủ giấc, thời gian nghỉ ngơi và làm việc còn chưa cân đối. Hãy lắng nghe cảm xúc ấy, có lẽ bạn sẽ cần một chuyến du lịch ngắn hạn, một chuyến gặp mặt với bạn bè, người thân để cơ thể đủ thời gian nạp đầy năng lượng. Lúc đó, khi bạn trở lại với công việc và học tập thì tinh thần sẽ trở nên hăng hái hơn đấy!

Nguồn: Internet

Bước 4: Trở nên tự tin

Hoàn thành xong Bước 3 có nghĩa là bạn đã có trải nghiệm và rút ra được bài học kinh nghiệm. Nếu một cảm xúc nào đó tương tự xảy ra trong tương lai, hãy tin rằng bản thân mình hoàn toàn có thể tìm ra hướng để giảm cường độ, chất vấn cảm xúc, khi đó bản thân sẽ dễ dàng giải quyết tình huống theo cách hợp lý, tối ưu hóa nhất.

Nguồn tham khảo: Đánh thức con người phi thường trong bạn - Anthony Robbins

Copyright © 2019 by HDCODE
088 810 7069